LỊCH SỬ RƯỢU VANG PHÁP

Mục lục bài viết

     

    lịch sữ rượu vang pháp


    Rượu vang Pháp bắt nguồn từ miền Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên –thời Hy Lạp đóng chiếm. Nghề trồng nho bắt đầu phát triển ở thành phố Marseille – thuộc địa của người Hy Lạp. Đế Chế La Mã đã cho phép những vùng ở phía Nam nước Pháp sản xuất rượu. Thánh Martin of Tours (316 – 397) đã tham gia tích cực truyền bá đạo Cơ Đốc Giáo và nghề trồng nho. Trong suốt thời Trung Cổ loạn lạc, những thầy tu đã có công giữ gìn các ruộng nho và kỹ thuật làm rượu. Các tu viện có sự bảo hộ cao, nguồn lực lao động dồi dào để sản xuất rượu vang cho những dịp lễ và nhờ nó tăng thêm thu nhập đáng kể. Trong thời kỳ đó, những ruộng nho lớn thường thuộc về các nhà thờ thiên chúa giáo và rượu của họ luôn được coi là rượu cao cấp. Sau này, giới quý tộc mở rộng thêm diện tích trồng nho. Tuy nhiên, cuộc cách mạng Pháp đã lãnh đạo phong trào tịch thu bớt ruộng đất của nhà thờ, giới quý tộc chia cho nhân dân. Chính vì lý do này, sản lượng nho cũng tăng lên.

    Mặc dù thời đó Bordeaux đã xuất khẩu rượu nhưng mãi đến năm 1850 hầu hết rượu của Pháp vẫn chỉ phục vụ cho nhu cầu nội địa. Do sự phát triển của ngành đường sắt và đường bộ, chi phí vận chuyển giảm nhờ đó mà lượng rượu xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể.

    PHÂN LOẠI RƯỢU VANG PHÁP

    các loại vang pháp


    Có những loại rượu phổ biến sau đây: 
    _Rượu vang đỏ 
    _Rượu vang trắng
    _Rượu vang hồng
    _Rượu Champagne và vang sủi tăm
    _ Rượu vang pha thêm rượu mạnh

    ĐẲNG CẤP RƯỢU VANG

    Ở Pháp rượu vang được chia làm 4 cấp bậc 

    AOC - Appellation d'Origine Contrôlée


    AOC - Appellation d'Origine Contrôlée: rượu được xếp loại AOC là lọai rượu có chất lượng cao nhất. AOC là nguồn gốc xuất xứ mang tiêu chuẩn của từng vùng riêng biệt. Mỗi vùng đều có tiêu chuẩn riêng cho loại rượu và được INAO – viện kiểm chứng nguồn gốc xuất xứ quốc gia của cộng hòa Pháp thành lập từ năm 1935. Đến năm 1947 chính thức kiểm soát rượu AOC. Loại rượu thuộc đẳng cấp này phải tuân thủ theo các điều kiện vô cùng khắt khe từ giống nho, mật độ canh tác, gốc nho, sản lượng tối đa cho phép sản xuất trên một héc-ta, lượng cồn tối thiểu cho phép, phương thức canh tác và trước khi đưa ra thị trường còn phải kiểm tra thêm một lần nữa bởi hội đồng thẩm định.
    Cru Classé: Chỉ có một vài vùng được INAO công nhận rượu vang đạt đạt đẳng cấp Cru Classé như: Côte de Provence, Grave, Médoc, Saint-Emilion và Sauterne. 

    AOC - Appellation d'Origine Contrôlée


    VDQS ( Vin Délimité de Qualité Supérieure): Đứng thứ 2 về chất lượng sau AOC. VSQS cũng phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt của từng vùng như về sản luợng và giống nho. Trên nhãn chai phía bên dưới góc trái thường có chữ VDQS và tên giống nho làm ra rượu đó.

    rượu baron


    VIN DE PAYS: Đứng thứ 3 về chất lượng. Nó là loại rượu có chất lượng cao hơn Vin de Table. Trên nhãn chai phải có tên vùng cụ thể nằm ở Pháp (Ví dụ: Vin de Pays D’Oc từ vùng Languedoc-Roussillon hoặc Vin de Pays de Côtes de Gascogne từ vùng Gascony). Các qui định kiểm soát về chất lượng của Vin de Pays ít khắt khe hơn các loại rượu thuộc AOC. Trên nhãn chai phải thể hiện tên một loại nho hoặc nhiều loại nho trộn với nhau sản xuất ra rượu đó. Vùng sản xuất rượu Vin de Pay có thể là rất lớn hoặc có thể rất nhỏ.

    rượu vang baron saint georges


    VIN DE TABLE: Ở Pháp, rượu Vin de Table là loại rượu uống hàng ngày, có mặt ở khắp mọi nơi: từ những nhà hàng bình dân cho đến những siêu thị lớn, chất lượng từ trung bình đến ngon. Chưa hẳn giá rẻ đã là chất lượng dở. Rượu Vin de Table được trộn từ nhiều nguồn rượu khác nhau. Trên nhãn chai Vin de Table chỉ thể hiện độ cồn. Phần lớn rượu Vin de Table dễ uống, êm và hơi ngọt. 

    CÁCH ĐỌC NHÃN CHAI

    Vào năm 1935, hàng loạt bộ luật của Pháp được thông qua nhằm kiểm soát chất lượng rượu vang Pháp. Viện quản lý nguồn gỗc xuất xứ của Hoàng Gia Pháp đã lập nên hệ thống kiểm soát chất lượng rượu của từng địa danh. Do vậy, Pháp có một trong những hệ thống quản lý tên hiệu lâu đời nhất bảo vệ chất lượng rượu của họ trước rượu của các nước khác trên thế giới với những qui định nghiêm ngặt về cách làm và sản xuất rượu. Về sau các nước Châu Âu cũng làm theo luật này. Chính vì thế luật rượu Châu Âu ra đời. 

    Trên một chai rượu vang Pháp thường có 2 nhãn: một nhãn chính ở phía trước và một nhãn phụ ở phía sau. Mục đích của nhãn rượu là để cung cấp thông tin chính xác cho mục đích thương mại nhưng bên cạnh đó thì chiếc nhãn đẹp cũng sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn. Trên nhãn rượu có những thông tin bắt buộc và những thông tin không bắt buộc khác tùy theo người sản xuất. Tất cả những nhãn rượu vang lưu hành trên thị trường đều được Phòng chống hàng giả của Pháp kiểm soát chặt chẽ. 

    Đối với rượu vang 

    thông tin rượu vang


    Đối với Champagne và vang sủi tăm

    Champage và vang nổ


    Một số loại Champage và vang nổ được sản xuất từ ba loại nho nhưng có một số chỉ có một hoặc hai: 

    Blance de Blance – có nghĩa là “White of white” và nó chỉ làm từ một loại nho duy nhất. Đó là Chardonnay cho ra loại rượu nhẹ. Dùng với hải sản. 

    Blance de Noir – có nghĩa là “White of black” và là một loại Champage trắng làm từ hoặc là Pinot Noir hoặc cả Pinot Noir và Pinot Meunier.(hai giống nho đỏ). Nó ngon hơn Blance de Blance. Loại này có thể dùng với các loại thức ăn. 

    Rose : có thể sản xuất từ một hoặc cả 3 loại, nhưng phải có một phần nho đỏ. Đặc trưng của loại này là ngon, có cấu trúc chắc chắn và được dùng trong bữa tiệc

    CẤU TRÚC CỦA RƯỢU VANG

    Rượu vang có 4 thành phần chính: tannin, cồn,axít và mùi vị. 

    cấu trúc rượu vang


    TANNIN 

    Chất tannin trong rượu được chiết xuất từ hạt, vỏ và cuống nho. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định thời gian ủ rượu tùy theo hàm lượng tannin có trong rượu nhiều hay ít. Nó là một chất bảo quản tự nhiên có trong nho. Tannin làm nên kết cấu và là thành phần chính của rượu. Có thề cảm nhận chất tannin trong vòm miệng, chát giống như cảm giác uống nước trà đặc. 

    Tannin là thành phần quan trọng trong việc ủ rượu đỏ hơn là rượu trắng. Nó như là một chất bảo quản và sẽ nhạt dần. Khi rượu còn trẻ thường có mùi thơm của hoa quả, mùi vị của rượu sẽ phát triển đa dạng theo thời gian. Điều này nhận thấy rõ trong những chai rượu ngon để lâu năm. Khi mức độ tannin đạt tới độ cân bằng, không lấn át các vị khác, lúc đó là thời điểm lý tưởng nhất để uống và không nhất thiết phải ủ rượu đỏ thêm nữa. 

    Tannin cũng có những đặc tính khác như chát đặc biệt có trong những chai rượu vang rất trẻ hay êm như trong rượu Beaujolais… 

    AXÍT 

    Tất cả các loại hoa quả đều cần chất axít như táo, chanh, xoài, kể cả nho. Axít là chất làm cho hoa quả tươi ngon. Nếu không có nó thì trái cây sẽ trở nên quá ngọt và làm ta phát ngấy, còn nếu ít quá thì cứ như là uống xirô trái cây có đường. 

    Giống các loại trái cây, rượu cũng cần axít . Nếu quá ít nó sẽ trở nên chán ngất và ngán ngẩm, đăc biệt là rượu ngọt . Còn nếu quá nhiều axít sẽ trở nên chua gắt và không thể uống được. Mức độ axít có thể cảm nhận được bằng miệng bởi vị chua trong rượu, cụ thể là hai bên đầu lưỡi. 

    Một số loại axít như axít acetic là loại axít dể bay hơi, nếu có một lượng nhỏ chúng cũng có thể làm bay hết hương vị của rượu. Nếu quá nhiều, rượu sẽ chua giống với chất aceton thậm chí là chua như dấm. Rượu có hàm lượng axít cao thì thường được biết là sản xuất ở xứ lạnh như phía Bắc nước Pháp, nước Anh hay New Zealand. Còn nếu rượu có lượng axít thấp thì thuộc các nước có thời tiết ấm hơn như ở Úc, nơi mà chất axít trong nho thường thấp chỉ đủ để đảm bảo cho quá trình axít hóa. 

    CỒN 

    Cồn là sản phẩm của quá trình lên men đường tự nhiên trong nho. Đơn giản là rượu vang không thể thiếu cồn. Hàm lượng đường trong nho sẽ quyết định nồng độ cồn của rượu. Ở Đức, thời tiết mát nên nho rất khó chín, hàm lượng đường rất ít do vậy rượu chỉ có nồng độ cồn từ 7º - 8º. Tuy nhiên ở những nơi có khí hậu ấm, nồng độ cồn sẽ phụ thuộc không hoàn toàn vào đường mà cả nấm men. Bởi vì khi rượu đạt tới 14º cồn thì nấm men sẽ ngưng phát triển và chết. Vì thế rượu vang có nồng độ trên 15º hầu hết là có pha thêm cồn. 

    Quá trình chuyển đổi đường thành cồn là một bước sống còn trong quá trình sản xuất rượu. Nhiều nhà làm rượu vang hiện đại luôn tập trung vào việc kiểm soát quá trình lên men. Quá trình lên men luôn sinh nhiệt vì vậy họ kiểm soát quá trình lên men trong nhiệt độ mát để giữ những hương vị tươi mát của trái cây. So sánh những loại rượu lên men tự nhiên để thấy rõ điều này. Mặc dù, quá trình lên men luôn diễn ra tự nhiên nhờ vào nấm men sẵn có trong nho nhưng một số nhà làm rượu thích dùng men nuôi để tạo ra những đặc tính rất riêng cho rượu như rượu Beaujolais có mùi chuối. 

    MÙI VỊ 

    Vị của rượu rất đa dạng, nó tùy thuộc vào giống nho ( được trồng ở đâu, vụ thu hoạch, thời tiết năm đó thế nào, thời điểm thu hoạch, qui trình sản xuất, ... ). Ngoài ra, vị của rượu còn bị ảnh hưởng của một số yếu tố sau: 

    VỊ NGỌT 

    Rõ ràng là nếu quá trình lên men bị hãm lại thì mức độ tăng của nồng độ cồn sẽ ít đi. Vì vậy trong rượu vẫn còn một lượng đường . Kể cả khi quá trình lên men không bị can thiệp thì hầu hết lượng đường trong rượu là 1g/l. Bởi một số hỗn hợp đường ngăn cản , chống lại sự phát triển của nấm men nên hàm lượng đường còn lại sẽ quyết định độ ngọt của rượu. Tuy nhiên, cho dù những loại rượu khô nhất cũng chứa một hàm lượng đường nhất định. Hầu hết những loại rượu khô đều có lượng đường ít nhất từ 2g/l đến 25g/l, lượng đường trong rượu càng nhiều thì rượu càng ngọt hơn. 

    GỖ SỒI 

    Nhiều loại rượu được trưởng thành trong thùng gổ sồi thậm chí một số loại còn lên men trong thùng rồi. Gổ sồi được lấy từ nhiều nguồn (nhưng chủ yếu là từ rừng của Pháp hoặc Mỹ) sẽ cho rượu những đặc tính khác nhau.Nhưng nói chung rượu nuôi trưởng thành trong thùng gổ sồi sẽ có vị của bơ, cà phê, caramel, vali, vị cay và bơ nâu. 

    Gỗ Sồi Pháp cho nhiều hương bơ còn sồi Mỹ cho mùi vali và hương vi đậm đà hơn. Mặc dù nói vậy nhưng có rất nhiều biến đổi trong phản ứng hóa học này . Tất cả phụ thuộc vào thùng sồi đó cũ hay mới, sử dụng lại bao nhiêu lần, rượu được nuôi trong thùng bao nhiêu lâu, rượu chỉ được nuôi trưởng thành trong thùng sồi hay là được lên men trong thùng sồi, thùng sồi đó đã được xử lý thế nào…. 

    Thùng sồi được đốt xung quanh bằng vỏ bào của gổ sồi sẽ cho mùi khói và mùi nướng. Còn thùng sồi nào được sử dụng kỹ thuật đóng thùng bắng hơi nước thì sẽ cho hương vị của thức ăn làm từ ngũ cốc. 

    NẤM BOTRYTIS 

    Nấm Botrytis là một loại mốc có lợi cho nho, sinh sống trên vỏ nho chín. Nho bị nhiễm nấm Botrytis trông rất xấu, bạc màu và nhăn nheo. Nhưng rượu làm từ loại nho này rất ngon như rượu của vùng Sauternes. Botrytis làm giảm luợng nước và tăng hàm lượng đường trong nho. Vì thế sản lượng rượu cũng sẽ giảm và giá sẽ cao. 

    Botrytis thường xuât hiện ở những vùng có nhiều nước và sương mù như vùng Sauternes ở Bordeaux và xung quanh vùng Neusiederlersee ở Úc. Ở đó, buổi sang sương mù nhiều làm cho nho ẩm ướt, nắng buổi chiều làm tan sương mù và se mặt nho. Nếu những nơi nào thời tiết quá ẩm ướt, sương mù bao phủ suốt ngày thì chắc chắn nho sẽ bị thối rữa và một lý do nữa làm giá rượu cao là khi thu hoạch những loại nho này cần rất cẩn thận và cần nhiều người đi từng gốc hái từng chùm nho chứ không được dùng máy để thu hoạch. Rượu được làm từ những loại nho này có mùi rất thơm của hoa quả, ngọt và rất sánh. 

    MEN 

    Trong nhiều loại rượu, men là nhân tố chính tạo ra hương vị cho rượu. Khi rượu đã lên men hoàn toàn nó thường bị vẩn đục và cặn, tạo ra bởi những tế bào men đã chết. Chính vì thế người ta dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để lọc cặn ra khỏi rượu. Nếu rượu chứa cặn trong thời gian dài sẽ làm tăng độ béo, có mùi vị của bánh mì và bánh biscuits. Kỹ thuật này được dùng để tăng thêm sự sâu sắc cho nhiều loại Champagne, cũng như Muscadet, rượu trắng Burgundy (bao gồm cả một số Chablis) và một số rượu trắng khác. Ngoài ra còn có một số vị khác như: khoáng chất, đặc tính của vùng đất và vị măng tây.

    Nguồn: wineworld.vn

    >> Xem thêm: http://hoctiengphap.com/v232/bai-3.html

    TIN LIÊN QUAN

    4 sự thật thú vị về ngày lễ giáng sinh ở Pháp
    13 THÁNG 01 4 sự thật thú vị về ngày lễ giáng sinh ở Pháp

    Trong bài viết này, Phuong Nam Education sẽ cùng bạn khám phá những sự thật thú vị trong ngày lễ Giáng sinh ở Pháp...

    BÍ QUYẾT HỌC TIẾNG PHÁP TRONG 17 NGÀY
    04 THÁNG 04 BÍ QUYẾT HỌC TIẾNG PHÁP TRONG 17 NGÀY

    Mới đây, CEO nổi tiếng của Hãng Spotnight, David Bailey đã chia sẻ những bí quyết độc đáo để nhanh chóng 'đọc thông...

    10 món ăn Pháp nổi tiếng thế giới (phần 2)
    10 THÁNG 01 10 món ăn Pháp nổi tiếng thế giới (phần 2)

    Ngoài những cảnh đẹp nổi tiếng, thì nên ẩm thực của Pháp cũng vang danh toàn thế giới. Các bạn đừng bỏ lỡ những món...

    10 món ăn Pháp nổi tiếng thế giới (phần 1)
    09 THÁNG 01 10 món ăn Pháp nổi tiếng thế giới (phần 1)

    Ngoài những cảnh đẹp nổi tiếng, thì nền ẩm thực của Pháp cũng vang danh toàn thế giới. Các bạn đừng bỏ lỡ những món...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    https://zalo.me/567727745547533481